Tuesday 6 January 2009

Visa Du Hoc Khong Phai La Rao Can

Hiện nay, một trong những điều mà nhiều người rất ngại khi làm hồ sơ đi du học tại Mỹ là thủ tục xin làm visa. Bài viết dưới đây của Đại sứ Mỹ tại VN Michael W.Marine sẽ phần nào giải tỏa tâm lý ngại ngùng của những phụ huynh, học sinh, sinh viên quan tâm và có nguyện vọng du học tại Mỹ.

Số lượng sinh viên quốc tế ngày càng tăng ở Mỹ trong những năm qua đã trở thành niềm tự hào cũng như một nguồn lợi cho các trường đại học của chúng tôi. Trên cương vị đại sứ, tôi đã gặp gỡ các lãnh đạo của một số trường cao đẳng và đại học Mỹ, và họ đã nhấn mạnh với tôi về tầm quan trọng và những đóng góp của các
du học sinh trong môi trường học thuật của họ.

Theo Viện Giáo dục quốc tế (IIE), một tổ chức độc lập phi lợi nhuận về giao lưu giáo dục có trụ sở ở New York, số sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng từ khoảng 34.000 người trong niên khóa 1954-1955 lên gần 600.000 trong niên khóa 2002-2003.

Các trung tâm tư vấn du học Mỹ với cái tên Education USA ở khắp nơi trên thế giới cung cấp các lời khuyên và sự trợ giúp cho các sinh viên mong muốn học tập ở Mỹ. Hằng năm, các trung tâm này giúp đỡ hàng triệu thanh niên trên thế giới.

Các sinh viên nước ngoài mang sự đa dạng về văn hóa và học thuật đến với các khu học xá và các cộng đồng của chúng tôi, họ cũng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các công dân Mỹ và người dân. Do đó, chúng tôi hoan nghênh và khuyến khích sinh viên quốc tế đến học tập ở nước Mỹ. Mặc dù đã thi hành các chính sách mới để tăng cường an toàn cho biên giới và cho việc đi lại của công chúng, song chúng tôi không thay đổi các chuẩn mực cơ bản về cấp
visa du học.

Hệ thống Thông tin về khách thăm giao lưu và sinh viên, gọi tắt là chương trình SEVIS, thông qua đường điện tử kết nối các thông tin về quá trình thông báo trúng tuyển của các trường cao đẳng và đại học trực tiếp đến với các phòng lãnh sự của chúng tôi trên toàn thế giới, bảo đảm rằng những thông tin chính về việc sinh viên được gọi nhập học được truyền đi suôn sẻ và nhanh chóng.

Giờ đây, nhờ chương trình đặc biệt này dành riêng cho các sinh viên quốc tế, các đại sứ quán và lãnh sự quán tiến hành những thủ tục riêng để bảo đảm rằng tất cả những đương đơn
xin visa du học sẽ rút ngắn thủ tục phỏng vấn. Thật đáng tiếc là nhiều sinh viên quốc tế đã nghĩ sai và cho rằng tỷ lệ từ chối visa của chúng tôi đã tăng lên nhiều, hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn, họ cho rằng không thể kiếm được visa để vào nước Mỹ.

Thực ra, tỷ lệ cấp visa của chúng tôi gần như không thay đổi so với trước sự kiện 11/9/2001. Chúng tôi đang nỗ lực để làm cho thủ tục cấp
visa du học ở Mỹ cho sinh viên trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tôi xin gửi đến các bạn thông điệp chính sau đây: chúng tôi muốn sinh viên từ các nước khác tận dụng những cơ hội học tập rất tuyệt vời ở nước Mỹ.

Vì thế, bạn hãy cứ cố gắng hết sức mình và chuẩn bị thật kỹ để có thể tự tin bước vào cuộc
phỏng vấn xin visa du học nhé..

Theo http://cleverlearn.edu.vn

Bi Quyet Du Hoc Cua Cac "Cao Thu"


Theo kinh nghiệm của một số “cao thủ” trong “làng” du học, để công thành, danh toại nơi đất khách, ít nhất bạn phải có 2 yếu tố: chăm chỉ và giỏi ngoại ngữ.

“Cày” chăm vào!

Nguyễn Tiến Đạt - Người được cấp học bổng VEF, đang “làm”
tiến sĩ tại The University of Iowa (Mỹ), cho rằng, để du học thành công, bạn phải nỗ lực, chăm chỉ hơn ở nhà.

Khi du học, sự thay đổi trong môi trường học tập là điều khiến bạn phải thích nghi. Ở những nước như Singapore, Mỹ, hay các nước châu Âu… môi trường
học tập khác Việt Nam. Do vậy, thời gian đầu, bạn có thể sẽ bị “choáng”.
Sinh viên bên này rất nhiệt tình đóng góp ý kiến trong giờ học. Họ hỏi ngay giảng viên nếu không hiểu. Trong khi đó, giảng viên cũng khuyến khích sinh viên tham gia bằng cách cộng điểm cho những người nhiệt tình trả lời câu hỏi trên lớp. Ngoài ra, bài tập về nhà (homework) cũng được tính vào điểm cuối kỳ.

Tỷ lệ điểm là do giảng viên quyết định, tùy từng môn học, nhưng thường trên 40%. Vì thế, bạn buộc phải chăm chỉ làm bài tập. Nếu cuối kỳ chẳng may bạn có làm bài thi không tốt thì vẫn có thể đạt điểm B hay A. Trong khi đó, ở Việt Nam nếu cuối kỳ bạn không làm được bài thi thì chỉ có đường… thi lại.

Ngoài ra, sinh viên ở Mỹ còn phải tự chọn môn học cho mình. Đây là điểm rất khác và gây khó khăn cho sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ ở nhà, chúng ta vẫn quen với việc học theo chương trình do nhà trường định sẵn.

Thế nên sang đây, khi phải tự chọn môn học, tức là mình tự quyết định tương lai của mình, nhiều sinh viên
Việt Nam cảm thấy… không quen. Tuy nhiên, đây là phương pháp khiến bạn có trách nhiệm với chính mình hơn.

Về vấn đề này, bạn nên tham khảo ý kiến những người đi trước để có sự lựa chọn hợp với sở trường của mình.
Cũng đồng quan điểm “cần cù bù thông minh”, Đặng Ngọc Lân - Sinh viên năm cuối khoa Điện tử ( Đại học Tổng hợp Tokyo, Nhật Bản) - cho rằng: “Môi trường học tập ở Nhật đánh giá cao và đòi hỏi sự chuyên cần của mỗi người. Những sinh viên có phẩm chất đó sẽ dễ dàng hơn trong việc thích nghi với cách học và có nhiều cơ hội đạt kết quả tốt”.

Trong cuộc thử thách trường kỳ này, bạn sẽ gặp phải rào cản về ngôn ngữ, văn hoá dẫn đến khó khăn trong tiếp thu kiến thức, giao tiếp và làm việc tập thể. Cách tốt nhất hạn chế những khó khăn này là học ngoại ngữ thật tốt.
Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về văn hoá, phong tục tập quán của địa phương mình sống, cũng như mạnh dạn tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt, nên tham khảo
kinh nghiệm những người đi trước trên diễn đàn của lưu học sinh Việt Nam ở các nước. Những người này sẽ cung cấp cho bạn những bài học bổ ích.


Ngoại ngữ “siêu”

Nguyễn Việt An, hai năm liền lọt vào danh sách top ba sinh viên xuất sắc nhất khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Công nghệ Nanyang - NTU, Singapore) cho rằng, ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng mở cánh cửa du học. Ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bạn nhiều trong việc hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn mới.
Nguyễn Tiến Đạt: Trước khi du học, nhiều người cũng thường học thêm ngoại ngữ. Tuy nhiên, không ít người học còn mang tính hàn lâm nhiều hơn là những gì giao tiếp hàng ngày. Do vậy, khi mới sang đất nước khác, một số bạn sẽ cảm thấy sốc vì những gì người dân bản địa nói.

Họ nói nhanh, dùng nhiều cụm từ lạ, ngữ điệu cũng phong phú… Vì thế, ngoại ngữ của bạn càng tốt bao nhiêu, thời gian làm quen với những thay đổi càng ngắn bấy nhiêu.
Nguyễn Việt An: Môi trường học tập ở NTU khuyến khích
sinh viên tự nghiên cứu và học tập thông qua việc cung cấp những điều kiện và phương tiện đầy đủ như thư viện, phòng thực hành, phòng học …
Để đạt được kết quả tốt, bên cạnh khả năng ngoại ngữ, tôi thấy cần phải sử dụng hiệu quả những điều kiện học tập này để tự trau dồi kiến thức.

Với sách, tài liệu và thông tin sẵn có trong thư viện,
Internet, tôi thường tự học để nâng cao kiến thức. Ở giảng đường, có những giờ học tôi không tham gia vì thấy không thật sự hiệu quả.
Tại các đại học ở Singapore, cũng như ở các nước tiên tiến khác trên thế giới đều trang bị nhiều máy tính kết nối Internet 24/24 giờ. Muốn khai thác hết những lợi ích từ nguồn thông tin khổng lồ này, kiến thức và kỹ năng sử dụng máy vi tính và Internet là quan trọng.